Sơn nữ giữ rừng
A Lăng Thị Lệ – Thôn Bút Tưa, xã Sông Kon, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
Những tưởng công việc tuần tra rừng chỉ dành cho đàn ông, nhưng đó lại là công việc chính của chị Lệ khi tham gia tuần tra rừng 4 lần/tháng. Hoà mình vào rừng xanh, hiểu thêm về các loài động thực vật phong phú, sát cánh cùng đồng đội. Những trải nghiệm đó đã luôn là động lực để một người phụ nữ như chị vượt qua những trở ngại như sức khoẻ, địa hình hiểm trở, nỗi sợ đối mặt với lâm tặc v.v để băng rừng tuần tra. Đến nay, chị Lệ đã tham gia vào nhóm BVR được 3 năm.
Sự tham gia nhiệt tình và năng nổ của chị Lệ nhận được sự ủng hộ của các thành viên trong thôn đặc biệt là nhóm nam giới. Bênh cạnh sự chia sẻ công việc mà đôi khi là gánh nặng đối với nam giới, hành động của chị Lệ đã cổ vũ nhiều phụ nữ trong thôn mạnh dạn tham gia hoạt động này. Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ của Dự án, chị Lệ và các phụ nữ trong thôn còn tham gia vào các mô hình sinh kế trồng nghệ đen và trồng mây nước dưới tán rừng để có thêm nguồn thu nhập cho gia đình giúp ổn định cuộc sống. Hình ảnh người phụ nữ tại cộng đồng thôn Bút Tưa dần thay đổi. Ý kiến của nữ giới được các thành viên nam giới tôn trọng và lắng nghe để cùng nhau hợp tác và cải thiện công tác tuần tra rừng và triển khai mô hình sinh kế.
Những tưởng công việc tuần tra rừng chỉ dành cho đàn ông, nhưng đó lại là công việc chính của chị Lệ khi tham gia tuần tra rừng 4 lần/tháng. Hoà mình vào rừng xanh, hiểu thêm về các loài động thực vật phong phú, sát cánh cùng đồng đội. Những trải nghiệm đó đã luôn là động lực để một người phụ nữ như chị vượt qua những trở ngại như sức khoẻ, địa hình hiểm trở, nỗi sợ đối mặt với lâm tặc v.v để băng rừng tuần tra. Đến nay, chị Lệ đã tham gia vào nhóm BVR được 3 năm.
Sự tham gia nhiệt tình và năng nổ của chị Lệ nhận được sự ủng hộ của các thành viên trong thôn đặc biệt là nhóm nam giới. Bênh cạnh sự chia sẻ công việc mà đôi khi là gánh nặng đối với nam giới, hành động của chị Lệ đã cổ vũ nhiều phụ nữ trong thôn mạnh dạn tham gia hoạt động này. Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ của Dự án, chị Lệ và các phụ nữ trong thôn còn tham gia vào các mô hình sinh kế trồng nghệ đen và trồng mây nước dưới tán rừng để có thêm nguồn thu nhập cho gia đình giúp ổn định cuộc sống. Hình ảnh người phụ nữ tại cộng đồng thôn Bút Tưa dần thay đổi. Ý kiến của nữ giới được các thành viên nam giới tôn trọng và lắng nghe để cùng nhau hợp tác và cải thiện công tác tuần tra rừng và triển khai mô hình sinh kế.
Nhận thấy rừng do cộng đồng nhận khoán bảo vệ được giữ ổn định, người dân ít vào rừng săn bắt động vật hoang dã, có ý thức bảo vệ rừng hơn và ngăn không cho người lạ vào rừng, chị Lệ vui mừng vì công việc của mình đã góp phần tạo ra những kết quả khả quan. Chị mong muốn bà con thôn Bút Tưa sẽ tiếp tục nhận được sự tin tưởng từ những thay đổi tích cực đó và có cơ hội tham gia vào những sáng kiến khác của chương trình để cùng chung tay bảo vệ rừng và có một cuộc sống tốt đẹp hơn.